Phân biệt Phân tích dữ liệu và Phân tích kinh doanh

Liệu bạn phù hợp với vị trí nào: Chuyên viên phân tích kinh doanh hay phân tích dữ liệu?

Trong các tổ chức nhỏ, các chức danh này đôi khi được sử dụng luân phiên để chỉ các vai trò liên quan đến phân tích dữ liệu hay hệ thống. Tuy nhiên, ở các tổ chức lớn hơn, nhà phân tích dữ liệu và nhà phân tích kinh doanh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

Hôm nay, UNIMATES Education sẽ dề cập đến những sự khác nhau giữa 2 ngành này và đưa ra lời khuyên để bạn quyết định ngành nghề phù hợp với mình.

Chuyên viên phân tích dữ liệu và Chuyên viên phân tích kinh doanh

Phân tích dữ liệu là phân tích các dữ liệu nhằm tìm ra xu hướng và sự quan tâm của số đông để doanh nghiệp đưa ra các quyết định.

Phân tích kinh doanh tập trung vào việc phân tích các dạng thông tin khác nhau để đưa ra các quyết định kinh doanh thực tế và thực hiện các thay đổi dựa trên các quyết định đó. Từ những nhìn nhận sâu sắc rút ra từ việc phân tích dữ liệu các nhà phân tích kinh doanh có thể xác định vấn đề và tìm ra giải pháp.

Chuyên viên phân tích dữ liệu là gì?

Công việc cơ bản của chuyên viên phân tích dữ liệu là kể những câu chuyện đằng sau những con số và giúp các nhà lãnh đạo tổ chức đưa ra quyết định sáng suốt, đúng đắn hơn.

Trách nhiệm của họ bao gồm:

  • Thiết kế, duy trì hệ thống dữ liệu và cơ sở dữ liệu
  • Khai thác và làm sạch dữ liệu để chuẩn bị cho việc phân tích
  • Chuẩn bị các báo cáo để gửi cho lãnh đạo tổ chức và các bên liên quan

Để đạt được hiệu quả trong vai trò của mình, nhà phân tích dữ liệu phải có các kỹ năng cần thiết về kỹ thuật để khai thác, vệ sinh và phân tích dữ liệu, cùng với kỹ năng truyền đạt thông tin mạnh mẽ.

Một số kỹ năng cần thiết nhất đối với ngành này: trình bày và trực quan hóa dữ liệu, Microsoft Excel, Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) và kiến thức lập trình R hoặc Python.

Chuyên viên phân tích kinh doanh là gì?

Các chuyên viên phân tích kinh doanh chịu trách nhiệm sử dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược.

Ngoài vị trí chuyên viên phân tích kinh doanh, họ còn đảm các vị trí như nhà phân tích nghiên cứu hoạt động, nhà phân tích quản lý hoặc nhà phân tích dữ liệu kinh doanh.

Nhiệm vụ của một nhà phân tích kinh doanh bao gồm:

  • Đánh giá quy trình kinh doanh về hiệu quả, chi phí và các chỉ số khác
  • Trao đổi thông tin chi tiết với các nhóm kinh doanh và các bên liên quan
  • Chuẩn bị các đề xuất chiến lược để điều chỉnh quy trình, thủ tục và cải tiến hiệu suất

Một số kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành này là: tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp và cải tiến quy trình. Các chuyên gia này phải thấu hiểu các mục tiêu và thủ tục của tổ chức để có thể phân tích hiệu suất, xác định sự kém hiệu quả, đề xuất và thực hiện các giải pháp.

Các nhà phân tích kinh doanh ít nhất phải có kinh nghiệm làm việc liên quan đến phân tích. Tuy nhiên, đối với những người đang tìm kiếm cơ hội thăng tiến thì việc sở hữu kiến thức nâng cao về toán học, khoa học máy tính và phân tích sẽ là 1 yếu tố cạnh tranh trong thị trường việc làm.

Vậy, đâu là sự khác biệt?

Sự khác biệt chính nằm ở mục đích họ sử dụng dữ liệu. Các nhà phân tích kinh doanh sử dụng dữ liệu để giúp các tổ chức đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn. Ngược lại, các nhà phân tích dữ liệu quan tâm hơn đến việc thu thập và phân tích dữ liệu để doanh nghiệp tự đánh giá và sử dụng và đưa ra quyết định.

Bạn nên là chuyên viên phân tích dữ liệu hay chuyên viên phân tích kinh doanh?

Vậy thì, ngành nào mới thật sự phù hợp với bạn? Để xác định, bạn cần xem xét ba yếu tố sau:

  • Nền tảng giáo dục và chuyên môn
  • Sở thích
  • Con đường sự nghiệp

Xem xét nền tảng giáo dục và chuyên môn

Angove, giám đốc dịch vụ công nghệ của công ty tuyển dụng CNTT LaSalle Network cho biết: “Các nhà phân tích kinh doanh có thể đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp và làm việc giữa doanh nghiệp và nhóm kỹ thuật để phát triển một gói phần mềm hoặc triển khai một CRM mới.”

Mặt khác, các nhà phân tích dữ liệu làm việc với các tập dữ liệu lớn để xác định xu hướng, lập biểu đồ và tạo các bản trình bày trực quan để doanh nghiệp sử dụng trong việc đưa ra quyết định. Những chuyên gia này thường đến từ các chuyên ngành STEM. Họ thường có bằng cấp cao và nền tảng sâu rộng về toán học, khoa học, lập trình, cơ sở dữ liệu, mô hình hóa và phân tích dự đoán.

Xem xét sở thích cá nhân

Bạn bị ám ảnh bởi những con số và thống kê, hay bạn nghiêng về giải quyết vấn đề nhiều hơn?

Schedlbauer cho biết: Các nhà phân tích kinh doanh thích làm việc trong doanh nghiệp và quan tâm đến việc tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Ví dụ, họ có thể được giao cho nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức và giám sát việc thực hiện một quy trình làm việc mới. Những người này thường có kỹ năng giao tiếp bẩm sinh. Cả kỹ năng viết và nói đều rất cần thiết vì họ phải giải thích các thông điệp kỹ thuật cho các bên liên quan bằng các thuật ngữ chuyên ngành.

Các nhà phân tích dữ liệu là những người định hướng về con số, những người xuất sắc trong các môn như thống kê hay lập trình. Họ quan tâm đến việc trích xuất dữ liệu từ các nguồn phức tạp và khác nhau. Theo Schedlbauer, điều quan trọng đối với các nhà phân tích dữ liệu là phải có mối quan tâm sâu sắc và kiến thức sâu rộng về ngành mà họ đang làm.

Xem xét con đường sự nghiệp của bản thân

Mặc dù 2 ngành này có một số điểm tương đồng, nhưng mức lương và con đường thăng tiến của chúng rất khác nhau.

Angove giải thích rằng vì các nhà phân tích kinh doanh không cần phải có kiến ​​thức nền tảng sâu về lập trình như nhà phân tích dữ liệu, cho nên ở cấp độ đầu vào, lương sẽ thấp hơn một chút so với nhà phân tích dữ liệu. Theo PayScale, chuyên viên phân tích kinh doanh làm việc trong lĩnh vực CNTT có mức lương trung bình là 68.691 đô la.

Mặt khác, các nhà phân tích dữ liệu có tiềm năng thu nhập cao hơn, có thể lên tới 6 con số, và có nhiều lựa chọn hơn cho con đường sự nghiệp. Trong một báo cáo của Robert Half Technology 2020 Salary Guide, các nhà phân tích dữ liệu thường kiếm được từ 83.750 đô la đến 142.500 đô la.

Con đường sự nghiệp ngành phân tích dữ liệu

Kết luận

Với những sự khác biệt giữa phân tích kinh doanh và phân tích dữ liệu như trên, UNIMATES Education hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn được cho mình ngành nghề phù hợp và có định hướng rõ ràng. Chúc các bạn thành công!

Rate post

Tổng Hợp Các Ngành Du Học Mỹ Triển Vọng Nghề Nghiệp Cao

Khi bắt đầu trải nghiệm hành trình du học Mỹ, việc quyết định chọn ngành học là một phần quan trọng và đầy thách thức. Đối với nhiều học sinh, việc kết nối giữa sở thích, kỹ năng, và cơ hội ngành nghề có thể là một thách thức lớn….

Trại hè Canada: Academic Focused Camp (UIS)

Trại hè Canada: Trại hè học thuật của UIS cung cấp chương trình tiếng Anh (ESL) đặc biệt, đảm bảo một sự giáo dục ngôn ngữ toàn diện cho học sinh quốc tế. Bên cạnh đó, chương trình cũng tạo điều kiện cho các bạn tiếp cận các Đại học…

HOÀN 100% HỌC PHÍ CHƯƠNG TRÌNH SUMMER CAMP MỸ: CATS ACADEMY BOSTON

SUMMER CAMP CATS BOSTON: TRẢI NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH HỌC THUẬT HÀNG ĐẦU – KHƠI GỢI TIỀM NĂNG SÁNG TẠO – KHÁM PHÁ ĐẠI HỌC HARVARD –  MIT Thời lượng khoá học: 2 tuần ( 7/7/2024 –  21/7/2024) Độ tuổi: 14-17 Có người dẫn đoàn: đại diện trường CATS Boston tại…

Bạn có thể quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *