Waitlist là gì? Phải làm gì khi vào danh sách chờ của trường đại học Mỹ?

Được xếp vào “waitlist” – danh sách chờ của các trường đại học Mỹ khi nộp hồ sơ là chuyện rất thường gặp. Vậy Waitlist là gì? Điều này có phải là bạn đã hết cơ hội vào các trường hay không? Nếu được xếp vào waitlist thì phải làm gì? Cùng UNIMATES cách để vào trường đại học mơ ước từ waitlist nhé!

Được xếp vào vào danh sách chờ không phải là một vấn đề xấu như nhiều bạn nghĩ. Điều này có nghĩa là học sinh có hồ sơ đủ tốt để không bị từ chối. Tuy nhiên, học sinh cần hiểu rõ bản chất của waitlist và có chiến lược để vào trường đại học mơ ước từ waitlist.

Waitlist là gì?

Waitlist được hiểu là danh sách chờ. Đây là danh sách các ứng viên đã nộp hồ sơ mà trường đang cân nhắc sẽ chấp nhận hay từ chối vào nhập học. Nghĩa là học sinh chưa bị từ chối và vẫn có cơ hội được chấp nhận nếu trường còn đủ chỗ trống.

Lý do chính khiến học sinh được đưa vào Waitlist là số lượng hồ sơ cạnh tranh ngang nhau gửi về trường quá tải so với số lượng hồ sơ trường có thể nhận. Bạn đáp ứng được nhu cầu đầu vào của trường nhưng đã đủ chỉ tiêu cho năm học đó.

Waitlist là gì? Phải làm gì khi vào danh sách chờ của trường đại học Mỹ?
Có mặt trong waitlist của các trường chưa chắc là điều xấu.

Waitlist hoạt động như thế nào?

Sau khi tìm hiểu waitlist là gì, bạn cần biết cách thức hoạt động của nó. Các trường đại học sẽ chấp nhận số lượng học sinh nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh của họ. Điều này xảy ra bởi vì không phải ứng cử viên được nhận nào cũng sẽ quyết định nhập học, kể cả tại các trường có xếp hạng cao.

Một ví dụ điển hình là Williams College in Massachusett – trường đại học Khai phóng xếp hạng 1 toàn nước Mỹ (Theo US News & World Report 2021). Chỉ khoảng 46% sinh viên nhập học trong số các sinh viên được trường chấp nhận năm 2020. Nghĩa là có hơn một nửa số lượng học sinh được nhận vào trường quyết định không theo học tại trường này.

Bên cạnh đó, theo ghi nhận vào năm 2020, có khoảng 82% sinh viên được chấp nhận quyết định theo học tại Đại học Harvard. Điều này cho thấy gần 1/5 sinh viên được nhận từ chối nhập học.

Như vậy, danh sách chờ được lập ra để tránh rủi ro trường không có đủ số lượng học sinh nhập học.

Việc vào waitlist của các trường có thể khiến sinh viên hoang mang.
Việc vào waitlist của các trường có thể khiến sinh viên hoang mang.

Đối với các trường có tính chọn lọc hồ sơ cao, danh sách chờ sẽ đảm bảo về tính đa dạng dân tộc, quốc tịch, giới tính, vị thế kinh tế xã hội, vị thế địa lý và ngôn ngữ. Đối với các trường có tính chọn lọc thấp hơn, Danh sách chờ là công cụ dự phòng để đảm bảo số lượng sinh viên nhập học tại trường.

Việc xây dựng Waitlist cũng cho phép một số trường đại học giảm tỷ lệ chấp nhận và nâng cao năng suất. Điều này ảnh hưởng tốt đến xếp hạng của các trường đại học này.

Một vài thống kê về danh sách chờ

Có đến 43% các trường đại học tại Mỹ đang sử dụng danh sách chờ trong quá trình tuyển sinh của họ. Con số này dưa theo báo cáo của Hiệp hội Tư vấn tuyển sinh Đại học Quốc gia (National Association for College Admissions Counseling report) 2019.

Ngoài ra, có đến 1/2 số lượng sinh viên được đưa vào danh sách chờ chấp nhận nhập học. Trung bình các trường đại học sẽ nhận 20% sinh viên từ danh sách chờ. Tại các trường có sự chọn lựa hồ sơ khắt khe, tỷ lệ học sinh được nhận từ danh sách chờ chỉ khoảng 7%.

Ví dụ đại học Tulane năm 2020, có đến 12,813 sinh viên được đưa vào Waitlist. Trong đó có 4,486 sinh viên chấp nhận đề nghi này. Tuy nhiên, không có sinh viên nào trong số sinh viên được đưa vào danh sách chờ nhận được thư chấp nhận nhập học chính thức từ trường.

Như vậy, rõ ràng được đưa vào danh sách chờ không phải điều xấu. Nhưng bạn cũng không chắc chắn được nhận khi vào waitlist. Bạn cần chiến thuật đúng đắn để nâng cao khả năng được chấp nhận từ waitlist.

Phải làm gì khi vào danh sách chờ của trường đại học Mỹ?

Khi đã hiểu rõ Waitlist là gì cùng cách hoạt động của danh sách chờ, bạn đã bình tĩnh nhiều hơn rồi đúng không nào? Phần tiếp theo sẽ hướng dẫn cách bạn nên làm khi vào danh sách chờ của trường đại học Mỹ.

Theo US News and World Report, các trường đại học thường đưa ứng viên vào Waitlist trong vòng nộp hồ sơ “thông thường” – Regular Decision.

Các ứng viên trong danh sách chờ thường sẽ không nhận được phản hồi từ trường đại học trước ngày 1/5. Sau 1/5, các sinh viên được cấp thư chấp nhận nhập học chính thức sẽ đưa ra quyết định đóng tiền đặt cọc giữ chỗ (nghĩa là có quyết định chính thức rằng họ sẽ theo học ở trường đại học đó). Sau đó, các trường mới đưa ra quyết định có nhận các học sinh trong danh sách chờ hay không.

Xem thêm: Thư mời nhập học (Offer Letter) là gì?

Được vào danh sách chờ của trường đại học không có nghĩa là sinh viên sẽ được chấp nhận nhập học. Vì vậy, bạn cần trang bị kiến thức và kĩ năng để phản ứng kịp thời. Sau đây là các chiến thuật và lời khuyên dành cho sinh viên từ các cố vấn học thuật của UNIMATES.

Nên cam kết nhập học với một trường đại học

Bạn cần đảm bảo rằng mình có ít nhất một trường đại học để nhập học. Vì vậy, việc lựa chọn một trường đại học đã cấp offer letter và xác nhận việc nhập học của của mình trước ngày 1/5 là vô cùng cần thiết.

Quyết định xem có nên chấp nhận đề nghị vào Waitlist (Waitlist offer) hay không?

Các thống kê từ các trường đại học cho thấy rằng tỷ lệ sinh viên được chấp nhận nhập học chính thức từ danh sách chờ là rất thấp. Vì vậy, trong trường hợp nhận được đề nghị vào danh sách chờ từ một (hoặc nhiều) trường đại học, bạn cần cân nhắc việc có nên chấp nhận đề nghị đó hay không. Bạn hoàn toàn có quyền từ chối vào waitlist của một trường đại học.

Gửi tài liệu bổ sung nếu được phép

Nếu chấp nhận lời đề nghị vào danh sách chờ của các trường đại học, bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng các yêu cầu hồ sơ. Trong đó có danh sách tài liệu mà mình được phép (hoặc không được phép) bổ sung cho trường đại học. Trong trường hợp được bổ sung hồ sơ, bạn cần xem xét kỹ lưỡng các giấy tờ mà mình sẽ bổ sung để tránh các sai sót.

Xem xét về khả năng tài chính

Khi được xếp vào danh sách chờ, bạn sẽ không biết được hỗ trợ tài chính của trường cho bạn. Tại thời điểm các trường đại học chấp nhận học sinh từ danh sách chờ, nguồn trợ cấp tài chính từ các trường đại học có thể đã hết. Trong trường hợp này, việc xin hỗ trợ tài chính từ trường có thể trở thành điểm bất lợi. Bởi trường có thể từ chối bạn nếu bạn không đủ tài chính.

Vì vậy, bạn cần cân nhắc việc có nên tiếp tục nộp hồ sơ xin trợ cấp tài chính từ trường hay không để đảm bảo tỷ lệ được chấp nhận cao nhất.

Ngoài ra, việc không có hỗ trợ tài chính cũng ảnh hưởng đến chi phí. Bạn cần cân nhắc về tài chính của gia đình trước khi chấp nhận vào danh sách chờ hoặc nhập học nếu được nhận.

Thông báo với trường đại học về quyết định cuối cùng

Trong trường hợp đã xác nhận nhập học và thanh toán phí đặt cọc cho một trường đại học nhưng lại nhận được kết quả đậu từ Waitlist của một trường đại học khác, bạn cần cân nhắc và đưa ra lựa chọn cuối cùng của mình về trường sẽ theo học.

Sau khi quyết định, bạn cần thông báo với trường mà mình không theo học việc từ chối nhập học tại trường đó. Điều cần lưu ý là hầu hết các khoản đặt cọc sẽ không được hoàn lại.

Kết luận

Nộp hồ sơ đại học Mỹ là một quá trình dài và cần được chuẩn bị kĩ lưỡng. Việc được xếp vào Danh sách chờ có thể sẽ gây ra sự hoang mang cho học sinh. Vì vậy, học sinh cần xây dựng cho mình một chiến lược hợp lý để đảm bảo rằng việc nhập học sẽ không gặp trở ngại.

Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu rõ waitlist là gì và cần làm gì nếu vào danh sách chờ trường của đại học Mỹ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý PHHS có thể liên hệ UNIMATES Education để được hỗ trợ nhanh nhất.

Rate post

du học mỹ lớp 10

Du Học Mỹ Lớp 10: Điều Kiện, Chi Phí, Học Bổng

Du học Mỹ lớp 10 đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ phụ huynh và sinh viên trẻ. Đây không chỉ là cơ hội để học sinh trải nghiệm môi trường giáo dục hàng đầu thế giới mà còn là bước đệm quan trọng trong hành trình học…

chuẩn bị đồ trước khi đi du học mỹ

Kinh Nghiệm Chuẩn Bị Đồ Trước Khi Đi Du Học Mỹ

Chúc mừng bạn đã hoàn tất mọi thủ tục đến với nước Mỹ. Tuy nhiên, trước khi bay bạn nên chuẩn bị thật kỹ mọi hành trang để hành trình suôn sẻ hơn. Cùng tham khảo những kinh nghiệm chuẩn bị đồ trước khi đi du học Mỹ trong bài…

Bạn có thể quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *