Chuyển tiếp (Transfer) vào các trường đại học tại Mỹ luôn là một đề tài được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm. Theo tổ chức Inside Higher Ed, khoảng 1/3 tổng số sinh viên tại Mỹ sẽ thay đổi trường đại học ít nhất một lần trước khi lấy bằng cử nhân. Cho dù bạn đang chuyển tiếp các trường đại học ở nước sở tại hay trong nước Mỹ, việc hiểu được cách thức hoạt động của quá trình này là vô cùng quan trọng đối với dự định du học Mỹ. Hãy cùng UNIMATES Education tìm hiểu về chương trình chuyển tiếp vào đại học Mỹ qua bài viết sau đây nhé!
Chương trình chuyển tiếp là gì?
Nhìn chung, các trường đại học định nghĩa sinh viên chuyển tiếp là những người đã tốt nghiệp THPT, đã và đang theo học chính quy tại một trường đại học hoặc cao đẳng. Để đủ điều kiện chuyển tiếp vào đại học Mỹ, bạn cần phải đăng ký vào một trường cao đẳng hoặc đại học được công nhận và hoàn thành ít nhất một học kỳ của môn học.
Nguyên tắc của việc chuyển tiếp là dựa trên sự tương đương của khóa học giữa 2 tổ chức giáo dục. Nếu các khóa học của bạn phù hợp với nội dung của chương trình mà bạn đang đăng ký, bạn có thể sẽ nhận được tín chỉ chuyển tiếp. Tuy nhiên, nếu các chương trình hoàn toàn không liên quan, bạn có thể không chuyển được bất kỳ tín chỉ nào, thậm chí không được công nhận cho chương trình chuyển tiếp.
Tham khảo: Sinh viên quốc tế cần biết về chương trình chuyển tiếp vào đại học Mỹ


Chuyển tiếp từ một trường đại học tại Việt Nam
Năm 2019, các trường Đại học và cao đẳng của Hoa Kỳ đã tuyển sinh gần 1,1 triệu sinh viên quốc tế, trong đó có sinh viên Việt Nam. Vì vậy, việc chuyển tiếp từ một trường đại học tại Việt Nam là một lựa chọn quen thuộc của du học sinh. Đối với học sinh chuyển tiếp từ bên ngoài nước Mỹ, việc chuyển khóa học sẽ được kiểm soát nghiêm ngặt để xem xét tính hợp lệ của nguồn giáo dục quốc tế. Ngoài ra, việc xem xét tính hợp lệ và kiểm định của các trường cao đẳng – đại học tại Việt nam cũng được các trường đại học Mỹ ưu tiên hàng đầu.
Chuyển tiếp từ trường cao đẳng hệ 2 năm tại Mỹ
Dữ liệu được phân tích bởi Hiệp hội các trường cao đẳng & đại học Hoa Kỳ cho thấy rằng chuyển tiếp đại học cộng đồng chiếm khoảng 15% số sinh viên mới nhập học tại các cơ sở đào tạo hệ 4 năm. Phần lớn những sinh viên chuyển tiếp này theo học tại các cơ sở công lập. Nhiều học sinh theo học trường cao đẳng cộng đồng như một bước đệm để lấy bằng cử nhân. Bên cạnh đó, cao đẳng cộng đồng mang lại cơ hội kiếm được các tín chỉ bằng cấp với giá cả phải chăng, trong khi đối với những người khác, đó là cơ hội để cải thiện kết quả học tập và tăng cơ hội nhập học tại các trường cao đẳng và đại học bốn năm.
Chuyển tiếp từ một trường đại học khác tại Mỹ
Sinh viên có thể lựa chọn chuyển tiếp từ một trường đại học sang một trường khác. Thông thường, lựa chọn này có thể xảy ra khi học sinh muốn thay đổi môi trường học tập cho phù hợp hơn hoặc gần địa điểm học tập mong muốn. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên chia sẻ rằng họ muốn học tập tại các trường đại học có danh tiếng hoặc xếp hạng cao hơn.
Quy trình chuyển tiếp vào đại học Mỹ
Các trường đại học tại Mỹ luôn có quy trình chuyển tiếp riêng, là quy trình nộp đơn chung cho sinh viên chuyển tiếp quốc tế. Vì các yêu cầu đối với mỗi trường đại học có thể khác nhau, hãy bắt đầu chuẩn bị trước ít nhất một năm – điều này sẽ cung cấp cho bạn đủ thời gian để hoàn thành mọi thứ bạn cần cho quá trình này.


Nghiên cứu các trường chuyển tiếp tại Mỹ và yêu cầu đầu vào
Là một sinh viên quốc tế, có nhiều yếu tố bạn cần xem xét khi chuyển tiếp đến một trường đại học Hoa Kỳ, bao gồm các yêu cầu về hồ sơ và điều kiện chuyển tiếp của trường đại học hiện tại của bạn và trường đại học mà bạn dự định chuyển tiếp.
Trước khi quyết định chuyển sang trường đại học nào, điều quan trọng là phải nghiên cứu các yêu cầu đầu vào tối thiểu cho chương trình chuyển tiếp, thời hạn nộp đơn và chính sách tín dụng chuyển tiếp. Chính sách tín chỉ chuyển tiếp giúp bạn hiểu số tín chỉ tối thiểu bạn cần phải hoàn thành tại trường đại học hiện tại để đủ điều kiện là sinh viên chuyển tiếp và có thể chuyển bao nhiêu tín chỉ sang trường đại học bạn đã chọn. Nếu các tín chỉ của bạn không thể chuyển được, bạn có thể phải học lại một số khóa học.
Đối với các tín chỉ đã hoàn thành tại các trường đại học được công nhận bên ngoài nước Mỹ, một số trường đại học có thể yêu cầu đánh giá bảng điểm nước ngoài (hoặc đánh giá theo từng khóa học). Bạn có thể sẽ được yêu cầu gửi bảng điểm qua các tổ chức thuộc Hiệp hội Dịch vụ Đánh giá Chứng chỉ Quốc gia (NACES) để có sự đánh giá về khoá học.
Chuẩn bị và nộp hồ sơ chuyển tiếp vào đại học Mỹ
Khi bạn đã hoàn thành nghiên cứu của mình và chọn trường đại học bạn định chuyển tiếp, đã đến lúc bắt đầu nộp đơn! Yêu cầu đầu vào và tài liệu sẽ khác nhau tùy thuộc vào trường đại học và bằng cấp. Hãy nhớ kiểm tra trang web của trường đại học để biết đầy đủ chi tiết về chương trình hoặc chuyên ngành mà bạn quan tâm hoặc liên hệ UNIMATES Education để được hỗ trợ.
Dưới đây là các yêu cầu chung khi đăng ký chuyển tiếp với tư cách là sinh viên quốc tế:
- Bằng chứng xác thực học tập hoặc bảng điểm của bạn từ cơ sở giáo dục địa phương mà bạn đã theo học (nếu bảng điểm của bạn bằng ngôn ngữ khác, bảng điểm phải được dịch sang tiếng Anh)
- Các bài kiểm tra tiếng Anh tiêu chuẩn như: TOEFL và IELTS
- SAT / ACT
- Thư giới thiệu từ giáo viên
- Phí ghi danh


Tại sao nên lựa chọn chương trình chuyển tiếp vào đại học Mỹ?
Chương trình chuyển tiếp vào đại học Mỹ có tỷ lệ chấp nhận cao hơn
Có rất nhiều lý do để các sinh viên lựa chọn chương trình chuyển tiếp vào đại học. Một trong những lý do lớn nhất để các học sinh theo đuổi chương trình này xuất phát từ việc các trường đại học thường có tỷ lệ chấp nhận học sinh chuyển tiếp cao hơn so với học sinh vừa tốt nghiệp trung học (Freshmen).
Một ví dụ điển hình là đại học University of California, Los Angeles (UCLA – Xếp hạng 20 toàn nước Mỹ 2021) có tỷ lệ chấp nhận học sinh năm nhất chỉ 14%. Tuy nhiên, tỷ lệ chấp nhận học sinh chuyển tiếp của trường lại cao đến đáng ngạc nhiên – gần 25%. Ngoài ra, trường đại học Washington University in St. Louis – xếp hạng 16 toàn nước Mỹ cũng ghi nhận tỷ lệ chấp nhận sinh viên chuyển tiếp cao đáng kể so với sinh viên năm 1. Cụ thể, tỷ lệ chấp nhận học sinh năm 1 là 13,9%, trong khi đó tỷ lệ này đối với sinh viên chuyển tiếp lên đến 23%.
Vì vậy, chuyển tiếp vào các trường đại học Mỹ có thể được coi là cơ hội thứ 2 để các sinh viên có thể vào được các trường đại học mơ ước của mình nếu bạn bị trượt trong đợt nộp hồ sơ đầu vào dành cho sinh viên năm nhất.
Tiết kiệm chi phí
Một lý do cũng khá quan trọng trong quyết định lựa chọn các chương trình chuyển tiếp tại Mỹ, đặc biệt là với đa số gia đình Việt Nam, là việc tiết kiệm chi phí. Thông thường, nếu lựa chọn theo đuổi chương trình chuyển tiếp để tiết kiệm chi phí, sinh viên thường lựa chọn hoàn thành chương trình cao đẳng cộng đồng tại Mỹ và chuyển tiếp lên đại học tại Mỹ (Chương trình 2+2). Lý do là các trường cao đẳng cộng đồng tại Mỹ thường có mức chi phí thấp, chỉ bằng 1/3 so với chi phí của chương trình đại học và được chấp nhận rộng rãi bởi các trường đại học Mỹ.
Bên cạnh đó, sinh viên có thể hoàn thành 2 năm học tập tại một trường cao đẳng/đại học tại Việt Nam và chuyển tiếp sang Mỹ. Như vậy, bạn chỉ cần chuẩn bị chi phí cho 2 – 3 năm học thay vì tốn chi phí cho toàn chương trình tại Mỹ.


Có nhiều thời gian để chuẩn bị và thích nghi hơn
Rất nhiều học sinh không lựa chọn đi du học ngay khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Thay vào đó, các học sinh này lựa chọn học từ 1 đến 2 năm tại trường đại học tại Việt Nam rồi mới qua Mỹ. Lý do là vì các bạn chưa kịp chuẩn bị hồ sơ để đi du học, đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ, hoặc chưa đủ chín chắn để có thể thích nghi tốt. Vì vậy, chương trình chuyển tiếp đã là một lựa chọn ưu tiên hàng đầu đối với các học sinh này. Các bạn có thể dành 1 – 2 năm để rèn luyện tiếng Anh và thích nghi với môi trường đại học. Từ đó, du học sinh chuyển tiếp sẽ có thể làm quen được ngay với môi trường học tập chuyên nghiệp và có kết quả tốt hơn.
Hơn thế nữa, có rất nhiều học sinh lựa chọn hoàn thành chương trình cao đẳng cộng đồng trước khi chuyển tiếp lên đại học. Với lựa chọn này, các bạn sẽ có thời gian hoàn thiện khả năng ngôn ngữ, kỹ năng nghiên cứu và làm quen dần với môi trường học tập để tránh bị “khớp” trước khi học tập tại các trường đại học lớn. Một điều có thể chắc chắn rằng ở trường cao đẳng cộng đồng, chương trình học sẽ nhẹ nhàng hơn và giúp các bạn có bước đệm hoàn hảo trước khi vào đại học.
Kết luận
Việc chuyển tiếp vào đại học Mỹ là một trong những lựa chọn hợp lý khi đi du học. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được trường đại học phù hợp là một quá trình chuẩn bị và tìm hiểu lâu dài. Để tiết kiệm thời gian cũng như tìm kiếm những cơ hội tốt nhất, quý PHHS hãy liên hệ UNIMATES Education để được hỗ trợ nhé.


Du học Mỹ ngành Kỹ thuật
Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy danh sách các trường đại học top đào tạo ngành kỹ thuật tại Mỹ cho các bậc học đại học, thạc sĩ và tiến sỹ. Học phí trung bình cho các khoá học kỹ thuật khoảng từ $20,000 đến $90,000. Tìm hiểu…
Tìm hiểu hệ thống giáo dục Mỹ
Hệ thống giáo dục Mỹ cung cấp rất nhiều lựa chọn chất lượng cho sinh viên quốc tế. Có nhiều loại trường, nhiều chương trình học và nhiều địa điểm khác nhau có thể làm học sinh choáng ngợp dù là với học sinh Mỹ hay du học sinh quốc…
Những điều cần biết trước khi nộp đơn vào Cao đẳng, Đại học Mỹ 2022
Vì bạn có thể mất tới một thậm chí hai năm để hoàn thiện hồ sơ nộp đơn, nên việc chuẩn bị từ sớm là một khởi đầu tuyệt vời. Có một số yếu tố cần xem xét khi bạn chuẩn bị nghiên cứu chọn trường cao đẳng, đại học…
Bạn có thể quan tâm
Tại sao nên đi du học Mỹ
15:45 04/06/22
Quy trình nộp đơn vào cao đẳng, đại học Mỹ 2022
15:20 04/06/22
Hỗ trợ tài chính, học bổng du học Mỹ
18:28 03/06/22
Hỏi đáp nhanh: Du học Mỹ cần IELTS bao nhiêu?
17:54 24/11/21
Tất tần tật về du học Mỹ ngành Dịch vụ nhà hàng – khách sạn
18:03 12/11/21
Tất tần tật về du học Mỹ ngành Hàng không
18:01 12/11/21