Quản lý chuỗi cung ứng hay Quản lý vận hành phù hợp với bạn?

Mặc dù có một số điểm tương đồng, Quản lý chuỗi cung ứng và Quản lý vận hành vẫn là hai vai trò với quy trình khác biệt. Các chuyên gia kinh doanh cần phải hiểu cách các tổ chức ứng dụng 2 mảng này để nâng cao hiệu quả, giá trị và tăng lợi nhuận.

Qua bài viết này, UNIMATES Education giúp bạn làm rõ sự khác biệt và điểm tương đồng giữa quản lý chuỗi cung ứng và quản lý vận hành để bạn xác định con đường sự nghiệp phù hợp nhất cho mình.

Quản lý chuỗi cung ứng và Quản lý vận hành

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm thu gom nguyên vật liệu, sản xuất và giao hàng. Họ làm việc với nhà cung cấp, đội hậu cần và khách hàng trên toàn cầu.

Một khía cạnh quan trọng của ngành này là đánh giá rủi ro và bảo mật. Họ chịu trách nhiệm xem xét an ninh mạng trong chuỗi cung ứng. Các nhà quản lý chuỗi cung ứng phải thường xuyên đánh giá nhà cung cấp, các chiến lược và giao thức của họ. Họ cũng phải dự báo về nhu cầu để tránh cung cấp quá mức, cải thiện dịch vụ khách hàng và phối hợp với các bộ phận khác bao gồm tiếp thị, tài chính, bán hàng và đảm bảo chất lượng.

Quản lý chuỗi cung ứng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nó giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả từ phía các nhà cung cấp. Bộ phận này cũng giúp đảm bảo về trách nhiệm của doanh nghiệp trong mọi khía cạnh sản xuất.

Quản lý vận hành là gì?

Quản lý vận hành tập trung vào việc điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả bằng cách duy trì, hoạch định nguyên vật liệu và phân tích hệ thống sản xuất. Các chuyên gia mảng này điều phối các hoạt động kinh doanh nội bộ, nhất là sự phát triển của sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này đòi hỏi họ phải có kỹ năng xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan trong tổ chức, ứng dụng cộng nghệ và thành thạo trong phân tích.

Các nhà quản lý vận hành cũng nên có hiểu biết về các xu hướng mới như Agile và Lean để giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả.

Các nhà quản lý vận hành dự báo về doanh số bán hàng, công việc để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng và duy trì các tiêu chuẩn về chất lượng.

Tại sao Quản lý chuỗi cung ứng lại quan trọng trong việc Quản lý vận hành?

Cả Quản lý hoạt động và Quản lý chuỗi cung ứng đều giúp gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, hỗ trợ các quy trình hiệu quả hơn và thúc đẩy doanh thu tốt của công ty. Trên thực tế, để theo đuổi những mục tiêu đó, hai vai trò này gắn bó chặt chẽ với nhau. Nếu không có bộ phận Quản lý chuỗi cung ứng kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm thì sẽ không có sản phẩm để Quản lý vận hành giám sát.

Trong các tổ chức nhỏ hơn, các vai trò này cũng có thể được giao cho một người hoặc một bộ phận. Kỹ năng cần thiết cho cả hai vai trò tương tự nhau, bao gồm:

  • Tổ chức
  • Quyết định
  • Thiết lập mục tiêu
  • Lãnh đạo đa chức năng
  • Giao tiếp

Sự khác biệt giữa Quản lý chuỗi cung ứng và Quản lý vận hành

Sự khác biệt chính giữa 2 ngành nghề này là Quản lý chuỗi cung ứng chủ yếu quan tâm đến những gì diễn ra bên ngoài công ty, như lấy nguyên liệu và phân phối sản phẩm, đàm phán hợp đồng và đánh giá các nhà cung cấp. Trong khi đó, Quản lý vận hành quan tâm đến những gì diễn ra ở bên trong, tức lập kế hoạch và giám sát cách vận hành và quy trình trong công ty.

Quản lý chuỗi cung ứng hay Quản lý vận hành phù hợp với bạn?

Mặc dù những vai trò này yêu cầu các kĩ năng tương tự, các cá nhân nên cân nhắc xem liệu họ nghiêng về mảng nào hơn.

Nếu bạn thích trải nghiệm thị trường toàn cầu, kiểm soát chất lượng, vận chuyển, logistics và giá trị thiết kế hơn thì có vẻ bạn muốn theo đuổi mảng Quản lý chuỗi cung ứng. Còn nếu bạn muốn quản lý về sản xuất, lập kế hoạch, quy trình làm việc và nhân sự, bạn có thể phát triển mạnh ở mảng còn lại.

Để thành công trong lĩnh vực nào thì các chuyên gia đều phải có bằng cử nhân về quản lý, quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực liên quan. Thông thường, các bằng cấp hoặc chứng chỉ bổ sung có thể trang bị cho họ thêm những kiến thức chuyên sâu trong những vai trò này. Chương trình MS về Quản lý chuỗi cung ứng hoặc Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) là 2 trong số những chương trình có thể làm được điều đó.

Kết luận

Với bài viết trên về ngành Quản lý chuỗi cung ứng và Quản lý vận hành, UNIMATES Education hy vọng là các bạn đã nắm được những điểm khác biệt và lựa chọn được ngành phù hợp với mình.

Rate post

ECTS là gì? Hệ thống tín chỉ là gì?

Một trong những vấn đề quan trọng đối với du học sinh đó chính là hệ thống tín chỉ ECTS. ECTS giúp sinh viên rất nhiều trong việc học tập cũng như quy đổi tín chỉ. Vậy ECTS là gì? Hay hệ thống tín chỉ là gì? Hãy cùng UNIMATES…

GED là gì? Những điều cần biết về chứng chỉ GED

Các loại chứng chỉ luôn là hồ sơ cần thiết cho quá trình học tập và làm việc trong tương lai. Trong đó, chứng chỉ GED cũng được xem là hết sức quan trọng để tiếp tục học tập ở bậc sau trung học. Vậy GED là gì? Hay General…

Bạn có thể quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *