Việc triển khai vắc-xin tại các quốc gia phần nào mang đến sự yên tâm cho phụ huynh, học sinh có kế hoạch du học. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu hết về vắc-xin COVID-19?
Cùng với những biện pháp xét nghiệm và phòng, chống dịch hiệu quả, vắc-xin là công cụ quan trọng giúp kiểm soát đại dịch COVID-19.
Một số vắc-xin COVID-19, bao gồm vắc-xin được sản xuất bởi Oxford-AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Moderna, đã vượt qua quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt của nhiều cơ quan quản lý nhà nước trên thế giới.
UNIMATES Education tổng hợp các câu hỏi thường gặp về vắc-xin COVID-19 được phụ huynh học sinh quan tâm bên dưới.
Học sinh có được tiêm vắc-xin trước khi đi du học không?
Có. Học sinh, sinh viên thuộc nhóm 11 đối tượng được tiêm vắc-xin tại Việt Nam trước khi du học. Phụ huynh và học sinh cũng nên có kế hoạch tiêm vắc-xin từ sớm, cập nhật tình hình COVID-19 tại quốc gia du học trước khi lên đường cũng như tìm hiểu các lưu ý về vắc-xin để đảm bảo an toàn.
Nên tiêm vắc-xin COVID-19 nào?
Đến nay, thế giới có 4 đơn vị phát triển vắc-xin COVID-19 đã thông báo kết quả hoàn chỉnh hoặc sơ bộ nghiên cứu lâm sàng. Trong đó, vắc-xin của AstraZeneca và Đại học Oxford có hiệu quả vượt mức mong đợi của WHO với tác dụng từ 62-90% tùy liều lượng.
Vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn để xác định tính an toàn và hiệu quả. Các kết quả cho thấy, AstraZeneca không ghi nhận bất kỳ trường hợp phản ứng nghiêm trọng nào sau khi được tiêm liều thứ 2.
Vắc-xin COVID-19 có an toàn không?
Vắc-xin COVID-19 của Oxford-AstraZeneca đã được cấp Giấy phép sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và phê duyệt sử dụng tại Việt Nam bởi Chính phủ. Vắc-xin này được phát triển và thử nghiệm bởi Đại học Oxford phối hợp với công ty liên doanh Anh-Thụy Điển AstraZeneca.
Những loại vắc-xin được WHO phê duyệt sử dụng đã trải qua quá trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt về mức độ an toàn và hiệu quả trong kiểm soát bệnh. Mỗi quốc gia đều có cơ quan quản lý làm nhiệm vụ giám sát an toàn và hiệu quả vắc-xin trước khi chúng được sử dụng rộng rãi. Ở cấp quốc tế, WHO hợp tác với các cơ quan kỹ thuật độc lập để thẩm định tính an toàn của các loại vắc-xin trước và thậm chí là sau khi triển khai vắc-xin. Dù đang được phát triển với tốc độ khẩn trương nhất có thể, các loại vắc-xin COVID-19 chỉ có thể được phê duyệt khi đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về mức độ an toàn và hiệu quả.
Tôi có cần phải làm xét nghiệm COVID-19 trước khi tiêm vắc-xin không?
Không, không cần xét nghiệm COVID-19 trước khi tiêm vắc-xin.
Những tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc-xin COVID-19?
Sau khi tiêm vắc-xin, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang xây dựng hàng rào bảo vệ.
Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm đau, tấy đỏ và sưng ở cánh tay nơi tiêm hay mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ, ớn lạnh, sốt hoặc buồn nôn trên khắp toàn bộ phần còn lại của cơ thể. Những tác dụng phụ này có thể còn ảnh hưởng tới khả năng làm các hoạt động hàng ngày của bạn nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày.
Sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, tôi có dương tính với COVID-19 khi xét nghiệm không?
Không. Cả các loại vắc-xin được cấp phép và khuyên dùng gần đây lẫn các loại vắc-xin COVID-19 khác hiện đang được thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ đều không thể khiến người dùng có kết quả dương tính khi thực hiện xét nghiệm. Xét nghiệm được dùng để kiểm tra xem hiện tại có bị nhiễm bệnh hay không.
Nếu cơ thể đạt được mục tiêu của tiêm chủng là đáp ứng miễn dịch thì có thể sẽ có kết quả dương tính khi thực hiện một số xét nghiệm kháng thể. Xét nghiệm kháng thể cho biết cơ thể đã từng bị lây nhiễm trước đây và có thể được bảo vệ khỏi loại vi-rút này ở một mức độ nhất định. Các chuyên gia hiện đang tìm hiểu xem việc tiêm chủng COVID-19 có thể ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả xét nghiệm kháng thể.
Nếu tôi đã nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh, tôi có cần tiêm vắc-xin COVID-19 nữa không?
Có. Bạn nên tiêm chủng bất kể bạn đã bị nhiễm COVID-19 hay chưa. Đó là vì các chuyên gia hiện vẫn chưa biết thời gian bạn sẽ được bảo vệ không bị nhiễm bệnh lại sau khi khỏi bệnh COVID-19 là bao lâu. Dù đã khỏi bệnh COVID-19, có khả năng, mặc dù hiếm xảy ra, rằng bạn có thể bị nhiễm lại vi-rút gây bệnh COVID-19.
Nếu bạn được điều trị COVID-19 bằng các kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương dưỡng bệnh, bạn nên chờ 90 ngày trước khi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn không chắc rằng các phương pháp điều trị đang thực hiện là gì hoặc khi có thắc mắc về việc tiêm vắc-xin COVID-19.
Tôi có cần đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc gần với người khác nếu tôi đã được tiêm chủng không?
Có. Trong khi các chuyên gia tìm hiểu thêm về khả năng bảo vệ mà vắc-xin COVID-19 mang lại trong điều kiện thực tế, điều quan trọng là mọi người phải tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ có sẵn của chúng ta để giúp ngăn chặn đại dịch này, chẳng hạn như che miệng và mũi bằng khẩu trang, rửa tay thường xuyên và cách xa người khác ít nhất 6 foot (2m).
Dành cho học sinh đang ở nước ngoài
Du học sinh có được tiêm vắc-xin ở nước ngoài không?
Có. Du học sinh được tiêm vắc-xin tại Mỹ, Anh, Úc, Canada,…
Việc tiêm phòng sẽ được thực hiện theo kế hoạch tiêm vắc-xin tại Úc, Mỹ, Canada,… Học sinh có thể theo dõi và cập nhật để đăng ký tiêm phòng sớm nhất.
Các loại vắc-xin nào đang được sử dụng tại các nước?
Những loại vắc-xin được FDA cho phép sử dụng tại Mỹ theo thứ tự: Pfizer, Moderna, J&J Janssen.
Những loại vắc-xin được phép sử dụng tại Anh theo thứ tự: AstraZeneca, Pfizer, Moderna.
Những loại vắc-xin được phép sử dụng tại Canada theo thứ tự: Pfizer, Moderna, AstraZeneca, J&J-Janssen.
Tôi phải tiêm bao nhiêu liều vắc-xin?
Số liều cần tiêm phụ thuộc vào loại vắc-xin bạn sử dụng. Để được bảo vệ tốt nhất:
- Hai liều chủng ngừa Pfizer-BioNTech nên được thực hiện tiêm cách nhau 3 tuần (21 ngày)
- Hai liều chủng ngừa Moderna nên được thực hiện tiêm cách nhau 1 tháng (28 ngày)
- Vắc-xin ngừa COVID-19 của Johnson & Johnsons Jansen (J&J/Janssen) chỉ yêu cầu sử dụng một liều.
Nếu sử dụng loại vắc-xin cần hai liều, bạn nên tiêm liều thứ hai trong khoảng thời gian cách giữa hai liều giống như khuyến nghị nhất có thể. Tuy nhiên, liều thứ hai có thể được chích tối đa 6 tuần (42 ngày) sau liều thứ nhất, nếu cần. Bạn không nên tiêm liều thứ hai sớm hơn khoảng thời gian cách giữa hai lần tiêm theo khuyến nghị.
Vắc-xin COVID-19 có bắt buộc không?
Bộ Y Tế Công Cộng không bắt buộc tiêm vắc-xin COVID-19. Đây là một chương trình tự nguyện. Vắc-xin COVID-19 đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh và vắc-xin này là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch.
Bài viết được cập nhật từ CDC.
Điểm khác biệt giữa Co-op và Internship là gì?
Co-op là gì? Internship là gì? Đây là những khái niệm mà một bạn du học sinh nên hiểu khi lên kế hoạch du học cho mình. Bởi, ngoài việc vừa học vừa làm để kiếm tiền trong khi học Đại học, bạn có thể lựa chọn chương trình Co-op….
Cornell Note – Ghi chú hiệu quả giúp tối ưu kết quả học tập
Cornell note là gì ? Xem Video Cornell note là một phương pháp ghi chép hiệu quả do giáo sư Walter Pauk thuộc trường đại học Cornell phát minh. Phương pháp này là một hệ thống được sử dụng rộng rãi để ghi chép nội dung bài giảng hoặc bài…
ECTS là gì? Hệ thống tín chỉ là gì?
Một trong những vấn đề quan trọng đối với du học sinh đó chính là hệ thống tín chỉ ECTS. ECTS giúp sinh viên rất nhiều trong việc học tập cũng như quy đổi tín chỉ. Vậy ECTS là gì? Hay hệ thống tín chỉ là gì? Hãy cùng UNIMATES…
Bạn có thể quan tâm
GED là gì? Những điều cần biết về chứng chỉ GED
10:40 06/11/21
Honours degree là gì? Giá trị của Honours degree là gì?
10:36 06/11/21
Chương trình Pathway là gì? Tại sao nên chọn chương trình Pathway?
11:21 01/11/21
GCSE là gì? GCSE là viết tắt của từ gì?
11:19 01/11/21
Essay là gì? Cách viết bài Essay hay
10:58 01/11/21
Chứng chỉ ACCA là gì? Học ACCA để làm gì?
10:47 01/11/21